Ở Á Đông xưa kia, học cơ bản là để làm người, là bồi dưỡng đạo đức để “nên người”. Bây giờ chuyển qua lối Tây, học là để thạo làm việc gì đó, là tích lũy tri thức chuyên môn để thành chuyên viên, chuyên gia. Vừa không được bồi dưỡng nữa, vừa bị cái nếp sống Tây hóa chỉ biết có vật chất nó liên tục “xói”, nên đạo đức đành phải “mòn”. Còn “thẩm mỹ lố lăng” thì cũng do học: học đòi! (Thu Tứ)



Chu Quang Trứ, “Xói mòn, lố lăng”




(...) phát triển giáo dục (...) gia tăng “tri thức” (...) Vậy mà (...) văn hóa, xã hội lại xuống cấp: Thẩm mỹ lố lăng, đạo đức xói mòn!


(Chu Quang Trứ,
Văn Hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, nxb. Mỹ Thuật, 2002, tập I)