Nam bộ vốn là đất Phù Nam. Lúc ta bắt đầu vào, Chân Lạp chưa khai thác tài nguyên Nam bộ một cách đáng kể và chưa đưa đông dân qua ở. Đất ít lợi, ít dân, do đó mới dễ dàng chịu mất.

Nhắc Chân Lạp mất Nam bộ, nhớ Tàu mất ta và nhớ Pháp mất ta.

Không như Chân Lạp đối với Nam bộ, cả Tàu và Pháp đều rất tích cực khai thác tài nguyên Việt Nam. Nhưng cũng như Chân Lạp, cả Tàu và Pháp đều không tiến hành di dân ồ ạt. Tuy Việt Nam rất béo bổ, vì không có bao nhiêu dân Tàu dân Pháp ở, thực dân có thể chịu mất.

Hiện diện lớn của dân chính quốc chẳng những làm mạnh thêm ý chí giữ thuộc địa của thực dân mà, nhất là nếu hiện diện không kỳ thị, còn làm yếu đi ý chí giành độc lập của người bản xứ.

Bài học lịch sử cho bành trướng là: muốn được lâu dài, phải đưa dân tới ở, càng nhiều càng sớm càng hay. Phải cấp tốc biến thuộc địa thành chính quốc!
(Thu Tứ)



Phạm Việt Châu, “Việc mở nước ở Nam bộ”




Chỉ trong vòng năm, sáu chục năm người Việt đã lấy trọn vùng Nam Việt ngày nay một cách êm thấm.


(Phạm Việt Châu,
Trăm Việt trên vùng định mệnh, đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ năm 1969 đến 1974, nxb. North Falls House (Minneapolis, Mỹ) in lần đầu năm 1997)