Vậy Bách Việt là Vàng lai với Ðen Á rồi lai lại với Vàng, khiến cho nét Vàng “nổi trội” hơn nét Ðen.

Phát biểu của Trần Ngọc Thêm chắc là ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay.

Không biết có phải là sự thực hay chưa.

(Thu Tứ)



Trần Ngọc Thêm, “Nam Á, Bách Việt, Nam Ðảo”



quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam (...) ba giai đoạn:

a) Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10000 năm về trước), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ vùng Tây Tạng thiên di về phía Ðông Nam, tới vùng nay là Ðông Dương thì dừng lại (...) hợp chủng với cư dân Melanésien bản địa (...) hình thành chủng Indonésien (còn gọi là cổ Mã Lai) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp (...) Từ đây lan tỏa ra, người Indonésien cư trú trên toàn bộ địa bàn Ðông Nam Á cổ đại (...) phía Bắc tới sông Dương Tử, phía Tây tới bang Assam của Ấn độ, phía Ðông tới vùng quần đảo Phi-líp-pin và phía Nam tới các hải đảo In-đô-nê-xi-a (Nguyễn Ðình Khoa 1976)

b) Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng gần 5000 năm về trước), tại khu vực (...) từ phía Nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng Hà (...) (người) Indonésien tiếp xúc thường xuyên với đại chủng Mongoloid từ phía Bắc (...) hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (...) các nét đặc trưng Mongoloid (...) nổi trội (...)

c) Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á (...) chia tách thành (...) Bách Việt

ở phía Nam, dọc theo dải Trường Sơn (...) người Indonésien (...) chuyển biến thành chủng (...) Nam Ðảo


(Trần Ngọc Thêm,
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, 2001)