TTrước giờ mọi người đều nghĩ trống đồng đúc ra là để đánh. Hoặc đánh trong lễ tế thần sấm vào thời Hùng Vương, hoặc đánh cho sứ Tàu sợ bạc tóc vào đời Trần... Chợt nghĩ có điều này hình như lạ. Đồng đúc trống pha ít thiếc nhiều chì. Vậy trống đánh lâu ngày chắc trên mặt trống có dấu đánh. Nhưng chưa nghe ai nói có thấy. (Thu Tứ)



Dương Đình Minh Sơn, “Trống đồng không phải là nhạc cụ” (1)




Trung Quốc đã từng tổng kết kinh nghiệm đúc đồng (...) Sách Khảo công ký (...) “Ðồng thau có sáu loại pha chế. Thiếc chiếm một phần sáu hợp kim là loại pha chế chuông đỉnh. Thiếc chiếm một phần năm hợp kim là loại pha chế rìu búa. Thiếc chiếm một phần ba hợp kim là loại pha chế đại đao” (…)

Tỷ lệ thiếc (...) 17% (...) thì mới gọi là nhạc khí, vì có âm thanh đẹp. Nhưng ở trống đồng nước ta tỉ lệ thiếc không bao giờ vượt quá 0,5% (…)

Trong trống đồng thì chì lại cao (4-25%) (...)

Có thể tạm kết luận: Hợp kim trống đồng có hàm lượng chì cao nhằm điền đầy họa tiết trang trí. Tiền nhân quan tâm tạo ra một tác phẩm nghệ thuật trang trí hoa văn để làm “vật linh” chứ không phải quan tâm tạo ra một nhạc cụ thuộc bộ gõ bằng đồng.


(Dương Ðình Minh Sơn, "Trống đồng: vật linh hay nhạc cụ?",
99 Góc nhìn văn hiến Việt Nam, nhiều tác giả, nxb. Thông Tấn, 2006. Nhan đề tạm đặt.)