Tàu khác ta quá trời quá đất! Thì Trần Nghệ Tông, Nguyễn Trãi, Quang Trung đã nói rồi. Quang Trung còn nói rõ rằng đó là cái cớ khiến ta phải đuổi Tàu ra. (Thu Tứ)



Bình Nguyên Lộc, “Ðặc điểm của người Hoa”




Người Tàu thường xưng họ là dân đội mũ để phân biệt họ với các dân tộc quanh họ (…)

Cung Tàu khác hẳn với cung Việt là ở cái nơi mà người cầm cung, cây cung cong vào bên trong (…)

Người Tàu là một dân tộc rất sợ núi (…)

Ở địa bàn cũ của họ, vì phong thổ, khí hậu, người Tàu chỉ trồng được kê và lúa mì mà thôi (…)

Cho tới đời Hán (mà lúa gạo vẫn là) xa xí phẩm (...) (Ngay ngày nay người Hoa Bắc vẫn) ăn cơm (...) như dân Sài Gòn ăn bánh mì (…)

Người Trung Hoa thì ăn thịt và ăn lúa mì (…)

Trung Hoa (...) lấy những cái biết của dân Việt làm của riêng của họ mà không hay biết, vì lấy qua trung gian người Việt bị đồng hóa, chẳng hạn đôi đũa (…)

Người Tàu thì tuyệt đối không có bàn thờ tổ tiên. Họ cũng không có cúng kiến tổ tiên, không hề làm đám giỗ như ta (...) Ðó là sự thật mà chúng tôi thấy tận mắt từ 50 năm nay, tại miền Nam nước Việt (...) Xét tôn giáo của Trung Hoa cổ thời, không thấy nói có việc thờ cúng tổ tiên trong dân chúng bao giờ (…)

Một phụ nữ thường đi tiếp sanh cho phụ nữ bình dân Tàu có cho biết rằng họ luôn luôn ngồi để đẻ con vào trong một cái chậu bằng gỗ (lâm bồn) (...)

Người Trung Hoa nằm gối (...) cứng (tr. 217)

Người đàn ông Trung Hoa mặc quần trước đời Hán (…)

Theo sử Tàu thì tới đời nhà Thương họ vẫn còn theo mẫu hệ (...) truyền ngôi cho các em đồng mẹ (...) Chữ ở mu rùa và xương thú đều cho biết rằng người Tàu thờ mẹ và bà ngoại, chớ không phải thờ cha và ông nội (…)

Tàu cất nhà có trính (…)

Nhà bếp của Trung Hoa luôn luôn dính lại với nhà ở (…)

Trung Hoa luôn luôn dùng ngói ống (…)

Làng Trung Hoa không bao giờ có thần riêng (…)

Ðình của Trung Hoa không phải là nơi thờ phượng mà chỉ là cái nhà cất trên đường để bộ hành nghỉ ngơi, nam nữ đều vào được (…)

Nông thôn ở Trung Hoa có thần (...) thần đất đai (...) thờ lộ thiên (...) của riêng của lãnh chúa mà dân nhiều làng phải cùng thờ với lãnh chúa (…)

Thờ Trời (...) là tôn giáo của ngoại chủng, mà vua Tàu vay mượn (...) để bịa ra huyền thoại con Trời (…)

Trung Hoa (...) chỉ có một bộ lạc độc nhứt (...) Trung Hoa cổ thời không có nhiều bộ lạc (...) vì địa bàn cổ thời của họ là một địa bàn vô cùng lợi thế, là đồng bằng mênh mông, không bị núi non hiểm trở chia ra thành nhiều ô như ở Trung Việt, ở Ấn-độ (...) khí hậu giống hệt nhau nên điều kiện sống của tất cả mọi người đều giống hệt nhau (...) Họ không có bộ lạc chính là nhờ đại bình nguyên Hoa Bắc lớn như biển ấy nó diệt địa phương tính từ trong trứng nước (…)

Bên Tàu ngoài chợ, kẻ mua người bán đều là đàn ông (…)

Trung Hoa không bao giờ có cái phát minh đồng bóng mà chỉ mượn của Việt thôi, bằng chứng là họ không hiểu Cửu Ca muốn nói gì (…)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)