“Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng” (“Lá diêu bông”) là vậy đó. Là thứ váy nếu khéo “chếp nếp” thì sẽ khiến người ngắm cô gái Kinh Bắc tưởng như cô “đang đi trên sóng rập rờn”. Dưới chân là váy chếp thành sóng rập rờn, trên đầu là khăn chít thành “mỏ quạ” nhọn hoắt... “Người ơi, người ở đừng về”! (Thu Tứ)



Hoàng Cầm, “Buông chùng cửa võng”




Mẹ tôi xưa vốn là một cô gái Kinh Bắc có nhan sắc, óng ả, kiều diễm, có đôi mắt “lúng liếng” thật tình tứ, đôi mắt rất quan họ, có dáng đi đài các, uyển chuyển (...) khi mẹ tôi mặc chiếc váy lụa kiểu Ðình Bảng, mép váy buông chùng cửa võng xuống mu bàn chân, ai trông thấy phía trước mặt đều tưởng như người con gái này đang đi trên sóng rập rờn, nhất là khi người nữ biết cách mặc cho đúng “mốt Ðình Bảng”, nghĩa là biết chếp nếp thế nào đó trên thắt lưng để ở phía dưới càng có nhiều pli càng đẹp. Cô nào giỏi chếp nếp thì từ mép váy lên có đến bốn pli. Nói rằng cô gái đang đi trên sóng, là một cách nói chuẩn xác


(
Hoàng Cầm tác phẩm – Thơ, nxb. Hội Nhà Văn, 2003. Nhan đề phần trích tạm đặt.)