Chắc hiếm nơi trên thế giới mà kiến thức “cổ địa” lại cần cho nghiên cứu cổ sử đến mức như ở Việt Nam. Vì tuy các nhà địa học còn chưa hoàn toàn nhất trí về một số chi tiết của quá trình biển tiến, biển lùi trong mấy chục ngàn năm qua ở vùng vịnh Bắc bộ, ai cũng cho rằng biển quả thực đã tiến, lùi rất đáng kể. Nghiên cứu, lập thuyết về người xưa, mà không biết khi xưa nơi ấy là đất hay là nước thì có... bồng bềnh! (Thu Tứ)



Trần Quốc Vượng, “Biển tiến, biển lùi”




Khoảng từ 40.000 - 20.000 năm cách ngày nay, bề mặt châu thổ Bắc Bộ trải rộng ra đến vùng đảo Bạch Long Vĩ ngày nay (...) có di chỉ Hòa Bình (...)

Khoảng từ 17.000 đến 12.000 năm cách ngày nay, biển tiến vào đất liền, tới quãng Thường Tín (Hà Tây), Phả Lại (Hà Bắc) (...)

Giai đoạn biển tiến cuối (...) cách ngày nay khoảng 10.000 - 4.000 năm (...) 4000 năm trước, mực nước biển cao hơn mực nước biển hiện tại khoảng 4m rồi thấp dần (…)

Trong thế kỷ X có dao động nhỏ, mực nước biển cao hơn mực nước biển ngày nay khoảng dưới 1m (...) Thời loạn 12 sứ quân (…) sử chép Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu là vùng Cầu Bo thành phố Thái Bình bây giờ (…)

Thế kỷ XV (…) Nguyễn Trãi (…) bài thơ “Dục Thúy Sơn” gọi vùng Non Nước thị xã Ninh Bình nay là “hải khẩu” (…) bài thơ “Thần Phù hải khẩu” (…) Thần Phù bây giờ là một xã thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (...)

Về sự hình thành Bắc bộ, giữa các nhà địa học (...) còn nhiều tranh luận. Tôi “chơi” và “học” với các bạn (…) “ăn theo nói leo” với họ như trên, không dám coi đây là chân lý tuyệt đối (...)


(Trần Quốc Vượng,
Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, nxb. Văn Học, 2003)