Ước gì khảo cổ học phát hiện được thêm chút “của tin” nữa, như dấu vết một ngôi mộ vua Hùng hay một tòa thành cổ hơn thành Loa…



“Thời Ðông Sơn có nước chưa?”

Chử Văn Tần




Tư liệu khảo cổ học về văn hóa Ðông Sơn có phản ánh (...) sự ra đời và tồn tại một tổ chức nhà nước không? (...) (tr. 166)

Một trong những đặc trưng của sự hiện diện một cộng đồng quốc gia là việc chia cư dân theo khu vực hành chính (...) Giao châu ngoại vực ký ghi (...) “Đời xưa, đất Giao Chỉ khi chưa chia thành quận huyện... Lạc vương và Lạc hầu cai trị các quận huyện đó. Ở các huyện có Lạc tướng...” (...) hiểu là đất đai mà các Lạc hầu Lạc tướng cai trị đã được chia ra thành các khu vực hành chính, tương đương với (...) quận huyện (mà người Tàu đặt ra sau này) (...) Còn tư liệu khảo cổ (...) như (...) đã trình bày (cho thấy) phạm vi phân bố của văn hóa Ðông Sơn (...) trùng hợp với cương vực nước Văn Lang thời Hùng Vương (tr. 168)

Những đặc trưng cơ bản khác của nhà nước là (...) bộ máy chính quyền (...) lực lượng vũ trang (...) luật pháp (tr. 168)

(Về bộ máy chính quyền) có ba cấp (...) Ðứng đầu (...) làng (...) là Bồ chính (...) Ở bộ (tương đương huyện) có (...) Lạc tướng (...) Trung ương (có) Lạc vương và các Lạc hầu (...) Trống đồng (...) có thể ban đầu (...) được (...) ban phát (...) như một kiểu sắc phong (tr. 169)

(Về lực lượng vũ trang) số lượng và loại hình của bộ vũ khí Ðông Sơn thật (...) phong phú và đa dạng, có lẽ chưa từng thấy ở một văn hóa đương thời nào trong khu vực Ðông Nam Á (...) từ khoảng 1/3 đến quá 1/2 (...) số đồ đồng (...) Kho mũi tên đồng Cầu Vực có tới hàng vạn chiếc, không thể là của một công xã đúc để trang bị cho dân binh của công xã mình (...) Có thể phân biệt được vũ khí (...) của binh sĩ (...) và (...) của người chỉ huy. Những thanh kiếm ngắn có (...) hoa văn (...) hay (...) có hình khối tượng người (...) hiện mới chỉ tìm được có 10 chiếc (...) Hình người (...) trên (...) các thuyền chiến (...) trên chiếc thạp Ðông Sơn (...) trong mộ Nam Việt Vương (...) tay phải (...) cầm dùi cong gõ trống như (...) đốc thúc (...) sau lưng (...) có một thanh kiếm kiểu kiếm ngắn Ðông Sơn, cắm dựng thẳng đứng (...) như (...) kiếm lệnh (...) chỉ (...) người ngồi này được trang bị mà thôi (...) Những tấm che ngực (...) mới chỉ tìm được 27 chiếc (...) khóa đai lưng hình các khối tượng rùa (...) 2 bộ nguyên vẹn (...) vài ba chiếc gãy rời (...) Ở Ðông Sơn (...) một khóa đai lưng có chuông nhạc (...) Hiện tượng (...) bộ đồ chiến đấu được chôn cùng với bộ đồ sản xuất là đặc điểm nổi bật của văn hóa Ðông Sơn (...) Vũ trang (...) cả phụ nữ và trẻ em (căn cứ vào đồ tùy táng) (...) Truyền thống phụ nữ tham gia việc quân (...) sâu đậm (...) Hình tượng người phụ nữ quý tộc trên chuôi kiếm hẳn (...) là (...) một tướng bà (tr. 169-171)

Những dấu hiệu khác của nhà nước như (...) luật pháp hay thuế khóa (...) hiện chưa được tài liệu văn hóa Ðông Sơn soi sáng (tr. 173)

Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần đông (...) cho rằng (...) xã hội Ðông Sơn (...) cuối cùng không còn dừng lại ở “tù trưởng quốc” (mà) đã vượt qua (...) do có những sự biến (...) (Việc) chinh phục đồng bằng thấp sông Hồng (...) đòi hỏi có một tổ chức điều hành chung (...) sự cộng cư của nhóm cư dân mới (từ vùng sông Mã) (...) sức ép xâm lấn từ phương Bắc (...) Tất cả (...) sớm làm nảy sinh ý thức dân tộc (...) sớm hình thành cộng đồng quốc gia - dân tộc (tr. 175-177)


(Chử Văn Tần, “Cấu trúc xã hội Đông Sơn”, in lần đầu (?) trong
Văn hóa Ðông Sơn ở Việt Nam (nhiều tác giả), nxb. Khoa Học Xã Hội, 1994, in lại trong Văn hóa Ðông Sơn - văn minh Việt cổ, nxb. KHXH, 2003)