“Có thực hay không”, “có lẽ”, “có khi”… “Viễn khách” còn phân vân, nhưng đang hướng về “chỉ có thế thôi”. (TT)



Nghiêm Xuân Hồng, “Chỉ có thế thôi...”




VIỄN KHÁCH

Tôi tương tự như một người bộ hành đói khát đi qua sa mạc, nhìn thấy trước mặt ánh nắng chói lòa phản chiếu trên một khoảng nước trong veo!... Nên tôi cố lê chân tới, để nhìn xem khoảng nước có thực hay không.

NGƯỜI THIẾU NỮ

Em ái ngại cho người bộ hành ấy lắm! Em e rằng... khi tới nơi, sẽ chỉ thấy một vùng cát trắng chói lòa mà thôi.

VIỄN KHÁCH

Cô nương nói cũng có lý. Nhưng làm sao được?... Nghiệp dĩ của kẻ bộ hành là vẫn phải lê gót tới, và trong những bước kỳ khu đó, có lẽ kẻ ấy sẽ thấy phảng phất hương vị cuộc đời... Có khi hạnh phúc của đời người chỉ có thế thôi, không sao hơn được nữa!...


(Trích
Người viễn khách thứ mười (kịch), Sài Gòn, 1963)