Đào Thế Tuấn, “Nguồn gốc văn hóa Huế”




Văn hóa Huế có lẽ đã bắt nguồn từ vùng có nhiều người di cư nhất vào đây là Thanh Hóa, Nghệ An, và đã được bổ sung bằng các yếu tố địa phương.

(...) tại sao Huế là một vùng đất của vương quốc ChamPa trước đây mà lại còn giữ rất nhiều ảnh hưởng của yếu tố Việt cổ? Theo tôi, khác với vùng Quảng Nam là một vùng đất trước kia thuộc Lâm Ấp, vùng Bình Trị Thiên là một vùng tranh chấp giữa Lâm Ấp với Trung Quốc và nước ta. Mặc dù ở Bình Trị Thiên có nhiều di tích Chàm, mặc dù trong tiếng Huế có ảnh hưởng Chàm nhưng về cơ bản tiếng Huế vẫn thuộc về phương ngữ Bắc Trung bộ, giống với tiếng Quảng Bình, là phương ngữ còn giữ được nhiều nhất các yếu tố Việt cổ và gần với tiếng Mường (L.Cadiere, 1992), trong lúc từ Quảng Nam trở vào dùng phương ngữ Nam Trung bộ với ảnh hưởng của tiếng Chàm mạnh hơn. Nhà dân tộc học Từ Chi (1996) thấy trong cách ăn uống của Huế có nhiều yếu tố giống với cách ăn uống Mường. Nhạc sĩ Cao Xuân Trứ phủ nhận ảnh hưởng Chàm đến ca nhạc Huế. Do đấy có thể nói rằng Huế là vùng cuối cùng về phía Nam nơi mà yếu tố Việt còn chiếm ưu thế. Các yếu tố Việt cổ của Huế ấy là do người Việt ở các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An mang vào hay do vùng này vốn có một nền văn hóa Việt cổ rất vững chắc mà người bản địa giữ lại?


(Trích từ bản thảo bài viết “Thử bàn về các nghịch lý và mâu thuẫn của văn hóa Huế”, bài không biết đã phổ biến hay chưa.)