Không phải ngẫu nhiên mà trong tiền bán thế kỷ 20 người Việt Nam đã làm được một việc hiếm có là chỉ trong trên dưới ba mươi năm đã sáng tạo và hoàn chỉnh một mô hình thẩm mỹ mới trong ba ngành nghệ thuật căn bản: âm nhạc, tạo hình, văn chương.

Dân tộc ta đi được Hia Bảy Dặm là nhờ văn hóa tinh thần của ta vốn đã rất cao.

Nội lực văn hóa sung mãn giúp ta nhanh chóng “chế” ra nhạc mới, “hình” mới, văn mới cho hợp với thời mới.

Như Trần Ngọc Thêm trình bày dưới đây, cũng “chỉ trong một thời gian ngắn” ta đã may xong áo mới.

(Thu Tứ)



Trần Ngọc Thêm, “Khêu gợi tế nhị”




Áo dài tân thời (...) kết hợp (...) truyền thống dân tộc với ảnh hưởng phương Tây (...)

Một mặt (...) theo (...) kiểu phương Tây (...) May gọn lại cho ôm sát thân, làm nổi ngực, bó eo (...) Xẻ tà áo hai bên sườn cao hơn, cho hở lườn (...)

Mặt khác (...) kế tục và phát triển (...) phong cách tế nhị, kín đáo cổ truyền (...) Trong khi áo tứ thân (...) để hở áo cánh, hở ngực yếm , hở cổ (...) thì áo dài tân thời (...) được yêu chuộng nhất lại là kiểu có cổ (...)

Nhờ sự kết hợp (...) xuất sắc (...) mà chiếc áo dài tân thời đã khiến cho người phụ nữ mặc nó nhìn (...) tuy vẫn hết sức kín đáo đoan trang nhưng đồng thời lại không kém phần quyến rũ (...)

Chính sự khêu gợi một cách tế nhị kín đáo (...) này (...) khiến cho chỉ trong một thời gian ngắn, chiếc áo dài tân thời đã được phổ biến rộng rãi (...) và đã trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống Việt Nam.


(Trần Ngọc Thêm,
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. TPHCM, 2001, in lần 3, tr. 386-389. Nhan đề phần trích tạm đặt.)