Việt Nam văn học sử yếu (1941) mở đầu: “... hiện nay không có quyển sách nào chép về văn học lịch sử nước ta, không nói gì những sách tham khảo tinh tường cho các học giả dùng, ngay đến những sách tóm tắt các đại cương cho học sinh dùng cũng không có”.

Từ khá lâu đã có những công trình “tham khảo tinh tường”. Nhưng ta chớ quên Dương Quảng Hàm là người đầu tiên “tóm tắt các đại cương”.

(Thu Tứ)



Dương Quảng Hàm, “Văn ta, văn Tàu”




Ta có thể chia các thể văn của ta ra làm hai loại: một là những thể văn mượn của Tàu, hai là những thể văn riêng của ta.

Những thể văn mượn của Tàu có thể chia làm hai hạng (...) Vận văn là văn có vần (...) Biền văn là văn không có vần mà có đối (...)

Những thể văn riêng của ta là: lục bát, song thất (...) nói lối (...) đều thuộc về loại văn vần cả.

Còn các lối văn xuôi của Tàu (như tự, bạt, truyện, ký, bi, luận) thì các cụ hồi xưa ít viết bằng quốc âm (...)

(...) Một điều khiến ta phân biệt được thể văn nào là mượn của Tàu và thể văn nào là riêng của ta là cách gieo vần (...) Những thể văn vần của Tàu thì bao giờ vần gieo cũng ở cuối câu (...) Những thể văn của ta thì vần vừa gieo ở cuối câu (...) vừa gieo ở lưng chừng câu (...)


(Dương Quảng Hàm,
Việt Nam văn học sử yếu, 1941, nxb. Trẻ tái bản năm 2005. Nhan đề phần trích tạm đặt.)