Bình Nguyên Lộc, “Việt đẻ khác Tàu”




Một phụ nữ thường đi tiếp sanh cho phụ nữ bình dân Tàu có cho biết rằng họ luôn luôn ngồi để đẻ con vào trong một cái chậu bằng gỗ (lâm bồn), ngăn thế nào cũng không được. Họ chỉ rước bà đỡ lấy lệ để nhờ khai sinh cho con họ thôi, vì họ rất ngại chầu chực cửa công về thủ tục (...)

Sử chép rằng mẹ của Khổng Tử cũng đã đẻ ra ngài y hệt như phụ nữ Trung Hoa ngày nay, tức ngồi mà tự đẻ trên một cái vịm (bồn) bằng đất nung (...)

Người đàn bà Việt Nam quê mùa nhứt cũng chẳng bao giờ đẻ như vậy, mà nhờ bà đỡ thật sự, không có bà đỡ thì họ nhờ các bà mụ vườn, dầu sao, họ cũng không hề để cho tạo hóa tự làm việc lấy (...) họ nằm trên giường cho bà mụ tiếp sanh. Nhà nghèo rớt mồng tơi, ông chồng cũng bỏ công ra tạo cho vợ một cái giường đẻ bằng tre với một cái vạt giường hẳn hòi.


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)