Năm 1965 ở Miền Nam quân Mỹ đổ vào đông hàng nửa triệu người. Nhiều đô-la xanh đô-la đỏ, nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực làm đau lòng người Việt yêu nước. Bèn có những lời kêu gọi giữ thơm quê mẹ, bèn phát sinh phong trào về nguồn.

Năm ấy, ở Sài Gòn xuất hiện một tập sách mỏng nhan đề
Người Việt cao quý, nội dung gồm những nhận xét về văn hóa Việt Nam của một người Ý tên Pazzi. Năm 1999 sách ấy được tái bản với một thay đổi ở trang bìa: hóa ra ông Pazzi chính là nhà văn Vũ Hạnh.

Người Việt tự khen mình “cao quý” e bất tiện, đành... đội tên người nước ngoài mà viết. Ðã thế, tội gì không bịa hẳn một ông tây, cho ý kiến trình bày thêm khả năng thuyết phục (!). Dù sao, việc ấy đã qua. Bây giờ đọc sách Vũ Hạnh, chỉ cần chú ý xem có đưa ra được điều gì đáng lưu lại hay không. Thì thấy có, chẳng hạn như đôi dòng trích dẫn sau đây.

(Thu Tứ)



Vũ Hạnh, “Không ca ngợi chiến tranh”



Chiến đấu oai hùng (...) mà (...) có bản anh hùng ca nào đâu? (tr. 31)

người Việt không xem (...) chém giết là (...) vinh quang (tr. 80)


(
Người Việt cao quý, SG, 1965, nxb. Mũi Cà Mau tái bản 1999. Nhan đề phần trích tạm đặt.)