Câu chuyện đại khái:

Trong thời Bắc thuộc cái cách ta đọc tiếng Tàu phỏng theo cách đọc của những người Tàu đang cai trị ta. Hễ họ đổi cách đọc, thì ta cũng đổi theo.

Sau thời Bắc thuộc ta vẫn có tiếp xúc với người Tàu, nhưng ở mức độ không đáng kể so với trước đó. Vì thế, cái cách ta đọc chữ Tàu bây giờ bắt nguồn chủ yếu từ cách đọc của lớp người Tàu cai trị nước ta cuối cùng, tức những người sống vào cuối đời Ðường...

(Thu Tứ)



Nguyễn Tài Cẩn, “Nguồn gốc âm Hán Việt”



(...) quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán (...) bắt đầu (...) vào khoảng trước sau đầu Công nguyên.

(...) hai giai đoạn (...) giai đoạn từ đầu cho đến khoảng (...) thế kỷ VI, VII (...) giai đoạn cuối Ðường - Ngũ Ðại.

Giai đoạn thứ nhất không trực tiếp liên quan đến cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay. Giai đoạn này hiện chỉ còn lưu lại lẻ tẻ một số cách đọc gọi là Cổ Hán - Việt (...) ví dụ bùa, buồng, buồm v.v. Sở dĩ thế là vì (...) đến đời Ðường thì những cách đọc tiếp thu (trước đó) (...) đều bị Ðường âm thay thế. Giai đoạn thứ hai mới (...) lưu lại một ảnh hưởng sâu đậm, tồn tại mãi đến ngày nay.

(...) sở dĩ thế (...) không phải vì tiếng Hán giai đoạn này (...) khác hẳn với tiếng Hán ở các giai đoạn trước (...) lý do chính (...) là (...) một lý do hoàn toàn chính trị, xuất phát từ điều kiện lịch sử của Việt Nam.

(...) khoảng đầu thế kỷ X thì Việt Nam giành được độc lập tự chủ (...) tức là không còn trực tiếp lệ thuộc vào những gì xảy ra ở bên kia biên giới nữa. Từ đây, cách đọc chữ Hán học được ở giai đoạn cuối Ðường - Ngũ Ðại (...) phát triển theo một hướng riêng, theo quỹ đạo của sự phát triển tiếng Việt.

Sau khi nước nhà đã giành được độc lập tự chủ, không phải là ta không còn có dịp nào tiếp xúc với tiếng Hán nữa. Có. Có (...) tiếp xúc gián tiếp (...) thông qua sách vở (...) Có (...) tiếp xúc trực tiếp (...) thông qua (...) Hoa kiều. Lại có (...) tiếp xúc trực tiếp (...) giai đoạn mấy chục năm bị nhà Minh chiếm đóng.

(...) không nên quá thổi phồng ảnh hưởng của những (...) tiếp xúc mới (...) Có thể khẳng định -- đúng như nhiều nhà nghiên cứu trước đây đã từng khẳng định -- chỉ giai đoạn tiếp xúc cuối Ðường - Ngũ Ðại mới là giai đoạn có ảnh hưởng quyết định (...) đối với việc hình thành cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay.


(Nguyễn Tài Cẩn,
Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, nxb. Khoa Học Xã Hội, 1979, tr. 309-310. Nhan đề phần trích tạm đặt.)