Khi Hoài Thanh nói "Luật đổi thanh (...) vẫn chi phối hết thảy các thể thơ" là ý ông muốn nhấn mạnh nó chi phối cả đến thơ mới, chứ còn trong thơ cũ thì dĩ nhiên cái luật ấy luôn luôn giữ vai trò hết sức cơ bản:

"Trăm năm / trong cõi / người ta
Chữ tài / chữ mệnh / khéo / ghét nhau",

"Thuở trời đất / nổi cơn / gió bụi
Khách má hồng / nhiều nỗi / truân chuyên
Xanh kia / thăm thẳm / tầng trên
ai / gây dựng / cho nên / nỗi này".

Ðổi thanh làm câu thơ nghe êm tai.

Ðổi thanh tự nó cũng có thể làm cả đoạn thơ nghe êm tai mà không cần đến vần, như Hoài Thanh nhận xét dưới đây.

Nhưng luật cũng không nghiêm lắm đâu. "Hương thời gian / thanh thanh", chữ "gian" và chữ "thanh" cùng là "bằng ngắn"...

(Thu Tứ)



Hoài Thanh, “Luật đổi thanh”



Luật đổi thanh rất tự nhiên trong thơ Việt vẫn chi phối hết thảy các thể thơ (...)

Hễ câu thơ chia làm hai, ba hay bốn đoạn, những chữ cuối các đoạn phải lần lượt bằng, rồi trắc, hay bằng ngắn (không dấu), bằng dài (có dấu huyền) (...)

(...) Nhiều khi chỉ đổi thanh cũng đủ không cần vần. Ðọc mấy câu này của Ðoàn Phú Tứ:

"Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát."

có ai ngờ là những câu không vần (...)


(Hoài Thanh,
Thi nhân Việt Nam, in lần đầu ở Hà Nội năm 1942, nxb. Hoa Tiên tái bản ở Sài Gòn năm 1967, tr. 48-50)






_________________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.