Về chuyện người Nhật xưa nhuộm răng đen, hẳn Bình Nguyên Lộc chưa xem những phim samurai. Trong các phim ấy, có lắm răng đen nhưng nhức! (TT)



Bình Nguyên Lộc, “Nguồn gốc người Nhật”




Trước khi dân Mã Lai di cư sang nước Nhựt thì nước đó là của người Ai Nô (tức) Hà Di. Người Ai Nô thuộc chủng da trắng (301)

Khi Cửu Lê bị Hiên Viên đánh đuổi (...) Lạc (...) một số theo đường biển sang (...) Nhựt Bổn (312)

Ở Nhựt Bổn, khoa khảo tiền sử tìm được hai giai đoạn văn minh. Giai đoạn thượng cổ được đặt tên là giai đoạn Thằng Văn (...) biết làm đồ đất nung rất là thô sơ. Ðó là bọn di cư đợt I đã tự lực tiến lên tại địa bàn mới, nhưng chỉ tiến tới đó mà thôi, tuyệt đối không có dấu vết tiến thêm của họ (354)

Giai đoạn văn minh thứ nhì được đặt tên là giai đoạn Di Sinh. Ðó là nền văn minh của bọn di cư đợt II (...) đồ đất nung khéo hơn nhiều, lại đã biết trồng trọt, biết kim khí (354)

Thế nên ở Nhựt Bổn chính bọn đợt II lãnh đạo bọn đợt I (354)

Dân Mã Lai đợt nhì bắt đầu di cư ngay từ lúc Sở đánh nam dẹp đông để bành trướng biên cương và cho đến năm nước U Việt bị tan rã thì cuộc di cư rầm rộ hơn bao giờ hết (357)

Các sách dân tộc học Âu Mỹ và chính cả người Nhựt cũng xác nhận (...) là hiện nay những ông già bà cả của họ còn có người xâm mình, răng nhuộm đen (401)

Quyển sử Ngụy chí của Trung Hoa (đời Tam Quốc) tả người Nhựt có tục văn thân (401)

Khoa khảo cổ Nhựt tìm thấy trong những ngôi mộ cổ bên Nhựt những hình người bằng đất nung mặc áo cài nút về bên trái (tức) tả nhậm (401)

Như vậy Nhựt Bổn mang đến ba biệt sắc của chủng Việt, là văn thân, tả nhậm và nhuộm răng đen (401)

Trên thế giới chỉ có hai dân tộc là có tục harakiri, đó là dân của Câu Tiễn và dân Nhựt Bổn (401)

Hình nhà khắc ở lưng gương đồng cổ thời của người Nhựt giống nhà Ðông Sơn (...) Người Nhựt (...) ở nhà sàn (...) là theo tục cổ của chủng Mã Lai (401)

Nhà bác học Hòa Lan P.V. Van Stein Callenfels (...) tìm thấy dấu vết Mã Lai trong vật dụng cổ thời trên đất Nhựt (401)

Nhà bác học Nhựt Bổn Matsumoto (...) tìm được sự giống nhau giữa Nhựt ngữ và Mã Lai ngữ, và dây liên hệ giữa thần thoại Nhựt và thần thoại Mã Lai (“Mã Lai” đây hẳn là người Ma-lai-xi-a chứ không phải chủng Mã Lai - GN) (401)

Thần của làng ta (...) tượng trưng cho một quan niệm tôn giáo nào đó (...) Ðó là tục của người Mã Lai mà hiện Nhựt Bổn và các đảo Mã Lai (Ma-lai-xi-a) còn giữ (439)

Nhựt (...) lai giống với Tàu quá nhiều (...) Phù Tô (con Tần Thủy Hoàng) (dẫn) sang Nhựt (...) dân của 127 huyện Tàu (...) một cuộc di cư vĩ đại (452)

Cũng nên biết rằng nhờ độc lập nên người Nhựt họ tự khảo tiền sử (...) của họ (...) Nhưng thuở họ mới làm công việc ấy (...) họ rất ngây thơ. Hễ đào được bất cứ cái gì ở dưới lòng đất, họ đều cho đó là của tổ tiên họ (402)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971. Nhan đề phần trích tạm đặt.)