Tiếng nào đẹp bằng tiếng Việt! Phải có thiên tài ra đời để sáng tạo ra tác phẩm biểu dương nó đích đáng chứ!

Nên nhớ không phải đến thời Nguyễn Du tiếng Việt mới đẹp. Chắc chắn nó đã đẹp từ lâu lắm rồi.(1) Có hai lý do khiến đến khoảng ấy văn học chữ nôm mới sinh tuyệt phẩm. Thứ nhất, trong suốt nhiều trăm năm trí thức Việt Nam đã gần như không dùng tiếng mẹ đẻ để sáng tác! Thứ hai, sự xuất hiện của thiên tài là ngẫu nhiên.

Truyện Kiều là bằng chứng hùng hồn về giá trị của tiếng Việt. Nhưng nó là bằng chứng muộn. Cái tiếng ta nói chẳng những đẹp đẽ mà còn cổ kính.

(Thu Tứ)

(1) Xem “Nghĩ về
Truyện Kiều” (TT)



Hoài Thanh, “Tiếng Việt trong Truyện Kiều



Nhưng chỉ xin nói vắn tắt một điều là về lời, về chữ thì chưa có một nhà văn, nhà thơ nào khác sánh kịp Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam. Không ở đâu, tiếng nói Việt Nam lại dồi dào mà chính xác, tinh vi, trong trẻo, truyền đúng cái thần của sự vật và sự việc như ở đây. Ðây đó trong lời thơ cũng có những chỗ công thức. Nhưng ở Nguyễn Du, đằng sau những lời có vẻ công thức, không mấy khi ta không thấy hồi hộp một tấm lòng. Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì (...)


(
Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, nxb. Văn Học, 1982, tr. 116. Nhan đề phần trích tạm đặt.)