Ở Việt Nam, Phật giáo tiểu thừa truyền thẳng từ Ấn-độ, Phật giáo đại thừa truyền từ Trung Quốc. Tiểu qua trước, đại qua sau. Ngộ nghĩnh, phần nào do hai cách hiểu lời Phật khác nhau, khi tu “tiểu” thì ta xây chùa “đại”, mà khi tu “đại” thì ta lại xây chùa “tiểu”! (Thu Tứ)



Chu Quang Trứ, “Chùa Lý, chùa Trần”




Trong kiến trúc Phật giáo thời Lý, tháp chính là điểm quần tụ các kiến trúc vật khác, tạo nên phong cảnh kiến trúc đặc sắc của cả cảnh chùa (...)

Qua các kiến trúc chùa tháp, cách bố trí Phật điện, ta nhận ra yếu tố tiểu thừa trong Phật giáo thời Lý rất đậm nét, chỉ từ thời Trần, yếu tố đại thừa mới dần thắng thế (...)

Trước đây nhiều người cho rằng ta “ít có công trình kiến trúc lớn”, thậm chí còn khẳng định “chúng ta không có những công trình kiến trúc lớn” (...)

Thật ra không phải như thế (...) Chẳng hạn tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm ngồi còn cao sáu trượng. Chuông tháp Báo Thiên dùng 12000 cân đồng vẫn chưa được xếp vào hàng khí vật lớn. Tháp Chương Sơn có cạnh chân dài những hơn 19m. Tháp Phật Tích văn bia ghi cao thiên trượng (...) Cột trụ chùa Một Cột có chu vi chạm đủ ngàn cánh hoa sen...

Quy mô to lớn ấy, từ sau thời Lý không thấy nữa (...) Vì sao (...) Tài lực nước ta ở thời Lý cho phép xây dựng nhiều công trình lớn, mà từ thời Trần thì điều ấy dần không còn nữa (...)

Quy mô của mỹ thuật Phật giáo còn do tính chất của Phật giáo đương thời quyết định (…) Phật giáo thời Lý (...) các nhà sư coi (…) cuộc sống ở cõi nát-bàn mới là vĩnh cửu, nên tập trung (…) vào xây chùa tháp (…) Sang thời Trần, theo phái Trúc Lâm (...) mọi hành động của con người đều là Phật giáo, do đó không dồn (…) xây chùa tháp (...)


(Chu Quang Trứ,
Văn Hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, nxb. Mỹ Thuật, 2002, tập II)