Ví dụ: vần “oam” là âm đệm “o” cộng âm chính “a” cộng âm cuối “m”. Hình như những thành tố của vần đôi khi cũng có “ý nghĩa nhất định”… (TT)



Đoàn Thiện Thuật, “Cấu tạo của vần”




Phần vần (...) không phải là một khối không thể chia cắt được (...) phần vần lại bao gồm những yếu tố độc lập nhỏ hơn (tr. 72)

(Những yếu tố độc lập - hay thành tố - của phần vần là:) Thành tố (...) có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu (...) ta gọi là âm đệm (...) Thành tố (...) có chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết (...) là hạt nhân của âm tiết (...) được gọi là âm chính (...) Thành tố cuối cùng có chức năng kết thúc âm tiết (...) được gọi là âm cuối (tr. 73-74)

Mỗi thanh điệu, mỗi âm đầu, mỗi vần hình như gắn với một ý nghĩa nhất định (tr. 75)

Trong khi đó, giữa (âm đệm, âm chính, âm cuối) chỉ có những ranh giới thuần túy ngữ âm học (tr. 76)

Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: bậc thứ nhất bao gồm những thành tố (...) được phân định bằng những ranh giới có ý nghĩa hình thái học, bậc thứ hai bao gồm những thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu biệt thuần túy (tr. 77)

Có vấn đề cần nói rõ thêm là “tính chất nước đôi” của âm đệm (...) khiến ta băn khoăn không biết rằng nó là thành tố của phần vần hay của âm đầu (tr. 77)

Xét cho kỹ, phải cho rằng âm đệm là thành tố của phần vần (tr. 80)


(Ðoàn Thiện Thuật,
Ngữ âm tiếng Việt, nxb. Ðại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1980)