Trường hợp những khu vực hiện đang đông dân cư như thành phố Hà Nội thì làm sao thám sát, khai quật được, mà biết có nhiều hay ít di tích? Ở Hà Nội di tích tập trung chủ yếu nơi ngoại thành, đó phải chăng do ngoại thành thưa dân thưa nhà hơn, dễ đào xới hơn?

Chẳng riêng những chỗ đầy nhà mới khó đào. Những chỗ đầy... cây như các vùng rừng hẳn cũng không dễ xới!

Mặc dầu vậy, tình hình phân bố di tích và di vật Ðông Sơn trong phạm vi nước ta như khảo cổ học Việt Nam đã khám phá chắc có thể coi như đã rất gần thực tế.

Nhưng để xác định trọn vẹn địa bàn của văn hóa Ðông Sơn, ta còn cần biết thêm ra ngoài biên giới phía tây và phía bắc của nước Việt Nam bây giờ...
(Thu Tứ)



Phạm Minh Huyền, “Biên giới Ðông Sơn”



Biên giới của một nền văn hóa khảo cổ (...) thường là không trùng khớp với biên giới quốc gia (...) Biên giới của văn hóa Ðông Sơn (...) không ra ngoài thông lệ này (...) trên thực tế việc xác định địa vực phân bố về mạn bắc và tây của văn hóa Ðông Sơn còn mang tính chất độc đoán, chỉ có phần ranh giới phía nam thể hiện tính khách quan khoa học.

(...) các tỉnh và thành phố (...) (nơi) các di tích và di vật của văn hóa Ðông Sơn đã được phát hiện (...)

Thành phố Hà Nội có 15 địa điểm tập trung trong các huyện ngoại thành là Thanh Trì, Gia Lâm, Ðông Anh.

Thành phố Hải Phòng có 4 địa điểm, tập trung ở hai huyện Thủy Nguyên và Kiến An.

Tỉnh Hà Giang chỉ có 1 địa điểm (...)

Tỉnh Tuyên Quang có 2 địa điểm (...)

Tỉnh Cao Bằng có 1 địa điểm (...)

Tỉnh Lạng Sơn có 4 địa điểm (...)

Tỉnh Lai Châu có 2 địa điểm (...)

Tỉnh Lao Cai có 17 địa điểm (...)

Tỉnh Yên Bái có 15 địa điểm (...)

Tỉnh Bắc Thái có 7 địa điểm (...)

Tỉnh Sơn La có 17 địa điểm (...)

Tỉnh Vĩnh Phú có 22 địa điểm (...)

Tỉnh Hà Bắc có 24 địa điểm (...)

Tỉnh Quảng Ninh có 4 địa điểm (...)

Tỉnh Hà Tây có 52 địa điểm (...)

Tỉnh Hòa Bình có 10 địa điểm (...)

Tỉnh Hải Hưng có 12 địa điểm (...)

Tỉnh Thái Bình chỉ có 3 địa điểm (...)

Tỉnh Nam Hà có 23 địa điểm (...)

Tỉnh Ninh Bình có 4 địa điểm (...)

Tỉnh Thanh Hóa có 74 địa điểm (...)

Tỉnh Nghệ An có 25 địa điểm (...)

Tỉnh Hà Tĩnh có 8 địa điểm (...)

Tỉnh Quảng Bình có 8 địa điểm (...)

Tại tỉnh Quảng Bình cùng với di tích thuộc văn hóa Ðông Sơn (...) còn tìm thấy dấu vết của văn hóa Sa Huỳnh (...)


(Phạm Minh Huyền,
Văn hóa Ðông Sơn - tính thống nhất và đa dạng, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1996. Nhan đề tạm đặt.)