Tiếng Việt hiếm từ khái quát, chứ không phải chỉ hiếm đại từ khái quát.

Sở dĩ thế, là do người Việt Nam vốn ít khi khái niệm hóa thực tại.

Sở dĩ ta ít khái niệm hóa thực tại, là do ta cảm nhiều hơn nghĩ và khi nghĩ thì nghĩ trực giác hơn là nghĩ suy luận.

Khái niệm hóa là đơn giản hóa thực tại. Nhìn từ quan điểm cảm thụ thì đó là việc làm rất dở. Nhưng từ quan điểm nghiên cứu khoa học thì lại rất hay, chính là điều trước tiên phải làm!

Nghiên cứu khoa học thành công dẫn tới tiến bộ vật chất. Mà loài người hễ thua (ai về) vật chấtmất tinh thần (khiếp sợ), bỏ tinh thần (của mình đi), rước tinh thần (của người ấy về). Đây là một lý do đằng sau hiện tượng người Việt Nam đang đua nhau Tây hóa tinh thần mình.

Song song với diễn biến chủ động trên, lại có cái diễn biến tự động là môi trường sinh hoạt mới nó tự nhiên khiến ta Tây hóa. Diễn biến này sẽ tiếp tục sau khi ta đã thôi tự ti mặc cảm...

Đã “Ô Kê” thường hơn cả người Mỹ, cứ đà này, e rồi người Việt Nam sẽ bỏ hết những cách xưng hô tế nhị của mình mà “Ai”, “Du”, “Hi”, “Si” túi bụi!

(Thu Tứ)



Hoài Thanh, “Vấn đề đại từ khái quát”



Tại sao tiếng Việt (...) không sáng tạo ra (...) những đại từ có đủ tính khái quát để chỉ cùng một ngôi trong nhiều trường hợp?


(Hoài Thanh,
Chuyện thơ, nxb. Tác Phẩm Mới, 1978)