Ta gọi nước là “nước” hẳn bởi đất của nước vốn là nước.

Ta dựng nước vì cần có nhà nước lo việc đắp đê. Ta lập làng vì có làng mới trồng được lúa. Có chuyện gì cần thì ta kêu: “Làng nước ơi!”.

Xưa vật chất sinh đoàn kết. Hình như nay vật chất đang diệt đoàn kết, với văn hóa làm trợ thủ!
(Thu Tứ)



Phan Ngọc, “Vì sao người Việt yêu nước”




Lòng yêu nước của người Việt (...) xuất phát từ một nguyên nhân vật chất (…)

Họ (từ trung du, miền cao) xuống (…) khi đồng bằng còn chưa hình thành (...) Đồng bằng là sản phẩm do họ tạo ra (…) Tổ quốc Việt Nam là (…) cái vật (nhân dân Việt Nam) kéo lên từ (nước) (...) Việc đắp đê cho toàn bộ sông Hồng (…) đòi hỏi một chính quyền thống nhất (...) Việc chống lũ lụt tạo nên tinh thần đoàn kết (...)

Nghề trồng lúa nước (...) phải tát nước khi thiếu nước và tháo nước khi thừa nước. Ðể làm hai việc này, phải có một đơn vị cao hơn gia đình mới điều hòa được quyền lợi vì dù tát hay tháo, nước có thể chảy qua ruộng tôi khi tôi không cần. Do đó, nảy sinh tinh thần đoàn kết tương trợ giữa những người cùng làng, rồi tinh thần này được củng cố thêm bởi văn hóa (...)


(Phan Ngọc,
Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, 1998. Nhan đề tạm đặt.)