Xưa kia các cụ học để làm người, còn bây giờ ta học để biết cách chế ra máy nọ móc kia.

Học sao, nên vậy. Các cụ nên người mà không có máy móc gì để xài hết, trong khi ta máy móc um sùm mà mãi vẫn không “nên”!

(Thu Tứ)



Phạm Quỳnh, “Học để làm người”




“Ðạo học là cái học (...) tự mình tìm lấy được, chứ không phải đợi ở ngoài (...) đạo học thời những lời nói cũ tự trăm nghìn năm về trước, kẻ hiền triết đời nay vị tất đã nói được hay hơn (...) đạo học thời một lời nói một nửa câu, có thể (...) thụ dụng suốt cả đời không hết (...)”(1)

Nay ta làm án cổ nhân mà buộc cho cái tội không gây nổi một nền quốc học cho nước nhà, ta cũng phải nghĩ lại mà lượng xét cái quan niệm về sự học của các cụ là thuộc về đạo học như vừa giải nghĩa (...) Các cụ (...) học là chủ để (...) trau dồi cái nhân cách (...) Nếu xét ở cách học để làm người của các cụ, thì ta thật đáng thờ các cụ làm ông cha, chứ không phải vì các cụ mà xấu hổ vậy (...)


(Trích Phạm Quỳnh, “Bàn về quốc học”, tạp chí
Nam Phong, số 163, 6-1931, in lại trong Luận về quốc học, nxb. Ðà Nẵng, 1999, tr. 511-513. Nhan đề phần trích tạm đặt.)







________________
(1) Đây Phạm Quỳnh trích dẫn Lương Khải Siêu.