Trong số những cái khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa mà Trần Ngọc Thêm đưa ra dưới đây, có những cái đã được chú ý từ khá lâu, có những cái do ông Trần phát giác. Liệt kê đã dài, nhưng vẫn chưa phải đã đủ...

Trần Ngọc Thêm đối chiếu Việt với Hoa để chứng minh cái “sắc” của văn hóa Việt Nam mà ông công phu “tìm về” đúng là “bản”, chứ không hề là phiên bản!

(Thu Tứ)



Trần Ngọc Thêm, “Việt khác Hoa thế nào”



trang 581-582:

Văn hóa Việt Nam, dù sau này có vay mượn khá nhiều từ văn hóa Trung Hoa, nhưng những yếu tố vay mượn đó đều đã được Việt hóa, chính là nhờ có những đặc trưng truyền thống từ xa xưa chi phối. Cho nên, mới thoạt nhìn vào cứ tưởng rằng Việt Nam chỉ là bản sao của văn hóa Trung Hoa, nhưng thực ra, bên cạnh rất nhiều nét tương đồng, nhìn vào đâu ta cũng vẫn có thể thấy cái dị biệt:

(...) người Hán trung với (...) vua (...) người Việt (...) “ái quốc” (...);

(...) người Hán coi trọng gia đình (...) người Việt coi trọng gia tộc (...);

(...) tiếng Hán chỉ phân biệt bốn thế hệ (...) tiếng Việt phân biệt rạch ròi (...) tới chín thế hệ (...);

(...) tiếng Hán chỉ có các đại từ khái quát cho ba ngôi (...) tiếng Việt sử dụng một hệ thống đại từ và các từ đại từ hóa (...);

(...) âm nhạc Trung Hoa (...) chú trọng (...) hùng tráng (...) Việt Nam (...) trữ tình;

(...) hội họa Trung Hoa (...) kết hợp (...) ước lệ với (...) tả thực (...) Việt Nam (...) thiên hẳn về (...) ước lệ;

(...) nông nghiệp (...) Hoa Bắc (...) trồng kê - mạch (...) nông nghiệp Việt Nam (...) lúa nước;

(...) người Hán xưa ăn nhiều thịt, bánh bao (...) người Việt chủ yếu ăn cơm, rau;

(...) phương tiện giao thông truyền thống ở Trung Hoa (...) là xe, ngựa (...) ở Việt Nam (...) thuyền bè (...);

(...) nghệ thuật quân sự Trung Hoa (...) bài bản (...) Việt Nam (...) nhân dân (...) du kích;

(...) truyền thống dân gian Trung Hoa (...) bát quái (...) Việt Nam (...) âm dương - ngũ hành;

(...) thần thánh trong thần thoại Trung Hoa phát huy (...) cá nhân (...) Việt Nam (...) thần thánh luôn có đôi (...) hoặc làm việc tập thể;

(...) tín ngưỡng dân gian người Hán thiên về nam thần (...) Việt Nam thiên hẳn về nữ thần;

(...) truyền thống Hán tộc luôn coi trọng đàn ông (...) Việt Nam ngay cả lúc Nho giáo cực thịnh vẫn giữ được phần nào truyền thống coi trọng phụ nữ;

(...) Trung Hoa (nhất là vùng Hoa Bắc) sớm phát triển đô thị và giỏi buôn bán (...) Việt Nam đô thị rất kém phát triển (...) dân chúng có truyền thống khinh rẻ nghề buôn...

trang khác:

người phương Bắc thích dùng những cách nói khái quát với những con số chẵn 4,6,8 (...) Tư duy số lẻ là nét đặc thù của văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh phương Nam (...) (119-121)

Văn hóa gốc nông nghiệp (...) có khuynh hướng thiên về thơ; văn hóa gốc du mục (...) thiên về văn xuôi: truyền thống văn chương phương Tây mạnh về văn xuôi. Trung Hoa cũng thiên về văn xuôi hơn thơ (...) Thơ ca Trung Hoa chỉ thực sự nở rộ vào đời Ðường; vào thời cổ (...) ngoài Kinh Thi là (...) ca dao (...) chỉ có Sở từ (...) thì lại chính là sản phẩm của văn hóa phương Nam (Khuất Nguyên và Tống Ngọc là người nước Sở, phía Nam sông Dương tử) (288)

Trong cuốn Trung Quốc triết học sử, Hồ Thích nhận xét (...) các dân tộc phương Nam (...) thần thoại giàu chất trữ tình (...) chuyện thần thoại trong (...) tác phẩm (...) của Khuất Nguyên, Tống Ngọc (...) văn học phương Bắc chưa bao giờ có (289)

truyền thống coi trọng bên trái (phía Ðông) của văn hóa nông nghiệp (419)


(Trần Ngọc Thêm,
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. TPHCM, VN, 2001, in lần 3)





_______________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.