Văn hóa Việt Nam có lắm cái vỏ “ngoại” ruột “nội”. Như “Phật giáo dân gian” là “diện Phật tâm Bà”, vỏ Ấn ruột Việt. Như “thần thành hoàng”: bên trong cái tên Tàu là một quan niệm tâm linh hoàn toàn Việt. (Thu Tứ)



Bình Nguyên Lộc, “Thần làng và đình”




Thần làng của ta là thần riêng của dân làng (...) đó là điều quan trọng (...) vì các làng Trung Hoa không bao giờ có thần riêng cả, từ thời cổ đến nay (Maspéro) (...)

Ðó là tục của người (chủng) Mã Lai mà hiện Nhựt Bổn và các đảo Mã Lai còn giữ (...)

Ðình của Trung Hoa không phải là nơi thờ phượng mà chỉ là cái nhà cất trên đường để bộ hành nghỉ ngơi, nam nữ đều vào được.

Ðình của ta là nơi thờ thần làng và nơi hội họp của lãnh đạo làng (…)

Sự trùng hợp của danh từ đình, có thể hoặc là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc là một cuộc vay mượn vì ảnh hưởng Trung Hoa về sau (…) Ta đã vay mượn một cách không cần thiết một số từ mà ta đã có (từ riêng) rồi (…)

Cái đình thì người Sơ Ðăng, một thứ người nói tiếng Mã Lai y như Việt Nam, gọi nó là cái rong. Có thể tổ tiên ta bỏ rong vay mượn đình (...)

Thần thành hoàng của Trung Hoa xuất hiện vào đời nhà Chu (...) Thành là bức tường bao quanh thành phố và hoàng là cái hào bao quanh bức tường (...)

Thần thành hoàng là thần của thị dân (...) Gọi thần của ta là thần thành hoàng là sai (...)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)