Từ triết lý cao siêu của Lão Tử nẩy ra thứ tôn giáo mê muội, văn hóa diễn biến oái ăm! (TT)



“Đạo của bình dân”

Nguyễn Hiến Lê




Nguyên nhân là sau một hai thế kỷ loạn lạc, lầm than, con người dễ tin dị đoan (...)

Trong Ðạo đức kinh có những câu (...) dễ làm cho dân chúng hiểu lầm, tin rằng có phép trường sinh (...)

Phái luyện đan (tức chế thuốc trường sinh) hợp với bọn có học và có tiền. Còn một phái nữa thấp hơn, dùng bùa phép, gọi là phái phù lục, mê tín hơn, hợp với bình dân hơn. Cả hai đều tự gọi là Ðạo giáo (...) phái trên có từ đời Tần hay trước nữa; phái dưới, tới đời Quang Vũ (Ðông Hán) mới xuất hiện, thủy tổ là Trương Lăng, cháu chín đời của Trương Lương, một công thần của Hán Cao Tổ.

(...)

Trương Lăng (...) tự xưng (...) đắc đạo (...) viết cuốn Ðạo thư (...) diễn một số tư tưởng của Lão Tử, phụ thêm các cách bói toán, phù chú để chữa bệnh, khoe có thể (...) trừ ma quỷ được, dân chúng rất tin. Ông ta thờ cả Hoàng Ðế lẫn (...) Lão Tử mà ông gọi là Thái thượng Lão quân, vì vậy đạo của ông có tên là Hoàng Lão. Ai muốn thụ đạo thì phải nộp cho ông năm đấu gạo, do đó đạo còn có tên là Ðạo năm đấu gạo. Khi chết, Lăng truyền kinh lại cho con là Trương Lỗ; tới đời Lỗ, phái phù lục đã lan khắp trong nước, có nhiều điện thờ Hoàng Ðế, Thái thượng Lão quân, và không biết bao nhiêu là thần; riêng về thần trong cơ thể đã có tới 24 vị, mỗi vị quản trị một bộ phận như tim, phổi, bao tử, thận... Họ thành lập được một hàng giáo phẩm mà người cầm đầu (giáo chủ) phải là hậu duệ của Trương Lăng (...) Ðại khái họ như bọn phù thủy, thầy pháp, triều đình không ưa họ (...) mà họ cũng ghét quan lại của triều đình (...)

(...) Thời nào họ cũng lập hội kín để chống nhà cầm quyền (...) Mười vụ nông dân nổi loạn thì bảy, tám vụ do họ điều khiển, thanh thế mới đầu rất lớn, sau cùng rồi cũng thất bại. Ðến cuối đời Thanh, bọn Quyền phỉ, bọn Thiên địa hội đều do họ chỉ huy, và tín đồ mê muội tới nỗi nghe lời họ, cứ lăn xả vào gươm, đao, cả súng ống của đối phương (...)

Các sách sử ít nhắc tới họ, coi họ như một bọn giặc cỏ, nhưng chính họ đã tạo nên một tôn giáo cho bình dân Trung Hoa, mà tôn giáo đó chống chính quyền, tức là cũng làm chính trị nữa (...)


(Nguyễn Hiến Lê,
Sử Trung Quốc, 1982 (?). Nhan đề phần trích tạm đặt.)