“Nguyễn Khuyến theo Phạm Thế Ngũ”




Sinh năm 1835, mất năm 1910. Người làng Yên Ðổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông tổ bốn đời là tiến sĩ Nguyễn Mại. Năm 1864 đỗ giải nguyên trường Hà Nội. Năm 1871 thi Hội và thi Ðình đều đỗ đầu, thành danh "tam nguyên".

Hoạn lộ: Nội các thừa chỉ, Ðốc học Thanh Hóa, Bố chính Quảng Nam, Quảng Ngãi. Xin về hưu, nhưng vua không cho, triệu về kinh làm Sử quán toản tu. Năm 1882 được phái ra Hà Nội làm thương biện để giao thiệp và thương thuyết với người Pháp, rồi được bổ Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên. Pháp hạ thành Hà Nội. Năm 1883 triều đình Huế ký hiệp ước Patenôtre. Năm 1885 Nguyễn Khuyến lấy cớ đau mắt xin về hưu.

Văn nghiệp: về Hán văn, có Quế sơn thi tập. Về văn nôm, còn lại 44 bài thơ luật, hai bài phú, năm bài hát nói, hai bài lục bát, một bài văn tế. Có một số bài làm bằng chữ Hán rồi tự dịch nôm. Tất cả đều làm ra trong thời ẩn dật.


(Theo
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ)