Vào đời Thương (khoảng thế kỷ 17, 18 trước TL đến thế kỷ 12 trước TL), nước Tàu còn ở tận trên bờ sông Hoàng Hà, với diện tích chỉ bằng khoảng hai tỉnh ngày nay.

Cái “hạt đậu” Hoa ấy rồi “nở” liên tục, nở mạnh nhất về phía nam. Tại sao phía nam? Vì phía tây đi chẳng bao lâu đã gặp sa mạc, phía đông chẳng bao lâu gặp biển, còn phía bắc thì vừa lạnh vừa “hung” (tức có Hung Nô!). Riêng phía nam mầu mỡ, ấm áp, mà “nam man” nói chung lại hiền hơn “bắc địch”.(1) Rắn buông, mềm nắn; nắn được, nắn mãi. Người Hoa tộc đã nam tiến cướp của người Việt tộc không biết bao nhiêu đất, để đến bây giờ anh em ta chỉ còn chút “vùng định mệnh” ở một góc của châu Á.

Còn một chút mà không khéo giữ thì sẽ mất luôn!

Ðất xung quanh nước Tàu đang “rắn” hơn bao giờ. Phía bắc, Nga dễ sợ hơn Hung Nô nhiều! Phía đông, Nhật và Nam Hàn được cái ô hạt nhân của Mỹ che, ngay Bắc Hàn cũng đã tự túc được món ấy. Phía tây, Ấn-độ đáng gờm và Trung Á thì phải vượt qua Nga. Bành trướng về ba phía ấy là chuyện không thể. Nhưng về phía nam thì đất có thể vẫn còn “bở”, còn hy vọng “đào” được!

Anh em Việt tộc đang “nỗ lực kết khối để sống còn”… Thực tế hiện nay là anh em vẫn chia rẽ y như nghìn xưa!
(Thu Tứ)

(1) Ðịch đây không phải là kẻ thù, mà là tên người Tàu gọi những dân tộc ở bên kia biên giới phía bắc của nước Tàu. Người Tàu tự cho mình là văn minh hơn hẳn các giống người khác xung quanh và gọi họ là “tây nhung”, “bắc địch”, “đông di”, “nam man”.



Phạm Việt Châu, “Trên vùng định mệnh”




Cái họa (...) luôn luôn treo trên đầu nhân dân Ðông Nam Á: đó là nhu cầu bành trướng quyết liệt của Trung Hoa về phương Nam (...)

Các bộ tộc Bách Việt (...) nam thiên dưới áp lực (...)

Tất cả thành phần dân số chính cấu tạo nên tập thể Ðông Nam Á ngày nay đều bắt nguồn từ chủng tộc Bách Việt (...)

Vị trí định-mệnh (...) hình ảnh cái hồ lớn (...) tất cả những bầy cá bị săn đuổi từ các dòng suối dòng sông tản lạc về (...)

Với hình ảnh cái hồ, chúng tôi cũng nghĩ tới đoạn đường chót của cuộc hành trình lịch sử. Thật vậy, chúng ta không còn đường nào, nơi nào để mà thiên di xa hơn nữa (...)

(...) nỗ lực kết khối để sống còn.


(Phạm Việt Châu,
Trăm Việt trên vùng định mệnh, đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ năm 1969 đến 1974, in thành sách ở Mỹ năm 1997. Nhan đề phần trích tạm đặt.)