Tiếng nói là cảm nghĩ hiện thành âm thanh.

Việt cảm nghĩ khác hẳn Tây, nên tiếng Việt khác hẳn tiếng Tây.

Muốn hiểu tiếng Việt, phải hiểu cảm nghĩ Việt.
(Thu Tứ)



Cao Văn Luận, “Tìm hiểu ngữ pháp Việt”




Từ khi Việt ngữ được đặt trở về địa vị của nó ở Tiểu học, rồi Trung học, rồi Ðại học, thì việc soạn một tác phẩm về ngữ pháp Việt Nam thành ra khẩn thiết (…)

Một số người nhận thấy rằng không thể theo đúng phương pháp cổ điển của phương Tây được (...) vì Việt ngữ ở trong một hệ thống khác xa hệ thống Ấn Âu (...)

Hai ông Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê đã tham khảo nhiều sách khảo về ngữ pháp Anh, Pháp, Hán, để tìm một phương pháp thích hợp với Việt ngữ, và hai ông trình bày phương pháp đó trong cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam này.

Về ngữ học, phương pháp được coi là tiến bộ nhất là phương pháp nghiên cứu theo cách cấu tạo (…) Có hai phái (…) một bên căn cứ vào “mặt chữ”, một bên căn cứ vào sự cấu tạo của tư tưởng (…)

Tác giả Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam theo chủ trương thứ nhì, vì nghĩ rằng nó hợp với Việt ngữ (...) Nhưng hai ông không câu nệ, phương pháp “mặt chữ” mà có điểm nào tiện lợi thì cũng vẫn dùng. Hơn nữa (…) chỉ theo cái tinh thần thôi (…) lại biết đưa những ý kiến riêng của mình ra (...)

Chúng tôi thấy lập trường của hai ông là hợp với chủ trương của Viện Ðại học Huế: tìm hiểu cái hay của người, rút kinh nghiệm của người để bồi bổ cho nền văn hóa của mình (…) giữ bản sắc của mình (…) có sáng kiến của mình, chứ không theo đúng người để mong đồng hóa với người (...)


Huế, ngày 1-4-1963


(Trích lời tựa sách
Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (Sài Gòn, 1963). Cao Văn Luận là Viện trưởng Viện Đại học Huế.)