Bình Nguyên Lộc, “Mẫu hệ ở Tàu”




Theo sử Tàu thì tới đời nhà Thương họ vẫn còn theo mẫu hệ (...)

Đời nhà Thương không có việc truyền ngôi cho con, mà truyền ngôi cho các em đồng mẹ (…) Dòng máu mẹ quan trọng hơn thì con của mẹ ta mới là đáng kể chớ không phải con ta.

Mãi cho đến đời Tần, tàn tích mẫu hệ vẫn còn, và Tần Thỉ Hoàng đã đàn áp thẳng tay bọn đi ở rể, quyết diệt cho hết di tích của chế độ mẫu hệ, và tất cả bọn đi ở rể đều bị bắt đầy ải tới những thuộc địa xa xôi mới chiếm, như Ngũ Lĩnh chẳng hạn (...)

Người ta đã có bằng chứng đích xác rằng mãi đến mạt điệp nhà Chu, Tàu mới theo phụ hệ (...)

Chữ Tánh của Tàu viết với chữ Nữ và chữ Sinh. Ðó là dấu vết theo Họ mẹ, và văn tự thì có trước đời Chu.

Những cái họ lớn của Tàu như Nghiêu, như , tổ nhà Chu, đều viết có chữ Nữ.

Năm 1898, lụt to ở sông Ngươn tại bắc Hà Nam, làm lở đất, để lộ một kinh đô nhà Thương tại một làng trong huyện An Dương. Chữ ở mu rùa và xương thú đều cho biết rằng người Tàu thờ mẹ và bà ngoại, chớ không phải thờ cha và ông nội.

Chuyện vua Nghiêu nhường ngôi cho rể là vua Thuấn cũng rất có ý nghĩa.


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)