Hoàng Văn Khoán đã bác bỏ các lý do thứ nhất, thứ hai, thứ sáu. Về các lý do còn lại, chúng tôi nhận thấy:

- Lý do thứ ba: Địa bàn của cư dân Việt cổ vào thời Hùng Vương không phải chỉ là đất trung du, mà thực ra về sau chủ yếu là đất đầm lầy ở châu thổ sông Hồng.

- Lý do thứ tư: Vì sắt không hề hiếm, “cấm vận sắt” đây hẳn là cấm vận đồ sắt. Ta chưa thạo chế đồ sắt bằng người Tàu nên cần mua. Họ không bán không phải chỉ để chặn ta phát triển nông nghiệp, mà chắc trước tiên là không muốn ta có vũ khí bằng sắt tốt hơn vũ khí bằng đồng.

- Lý do thứ năm: Sắt “có vị trí to lớn” trong truyền thuyết là tự nhiên, vì nông cụ và vũ khí làm bằng sắt tốt hơn làm bằng đồng. Hẳn truyền thuyết ra đời sau khi ta biết đến đồ sắt, so nó với đồ đồng, thấy nó ưu việt, nên ao ước nó.

- Lý do thứ bảy: Ở Á Đông, người Tàu bước sang Thời đại Sắt trong đời Thương (từ năm -1600 đến năm -1046), sớm hơn người Việt, người Hàn, người Nhật nhiều thế kỷ.
(Thu Tứ)



Bùi Thiết, “Ðồ sắt, đồ đồng”




Theo tôi, đồ sắt không thể xuất hiện sau đồ đồng, nếu không sớm hơn, thì chí ít cũng đồng thời (...) Có thể nêu ra (...)

- Sắt là kim loại dễ bị ô-xy hóa (...) đồ sắt không thể tồn tại lâu (...) Do vậy việc không tìm thấy những công cụ sắt trong các di chỉ khảo cổ học cách ngày nay trên dưới 3000 năm là điều tự nhiên (...)

- Sắt là thứ nguyên liệu hiếm (...)

- Ðịa bàn của cư dân Việt cổ vào thời Hùng Vương (...) là đất trung du (cứng), nên không thể không có đồ sắt (...)

- Vì sắt giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của nước ta (...) nên bà Cao Hậu, vợ của Lưu Bang đã (...) “cấm vận sắt” (…)

- Trong kho tàng truyền thuyết Việt cổ, chỉ có sắt (...) có vị trí to lớn: Ðồ sắt trong truyền thuyết Thánh Gióng, luyện sắt trong huyền thoại Ma Lễ tự đại vương, như nhắc về cội nguồn xa xưa (...)

- Trong văn hóa khảo cổ học Hòa Bình, thấy có quặng sắt. Trong một số di chỉ khảo cổ học thuộc hậu kỳ đồ đá mới đã thấy có dấu vết của sắt (…)

- Các nước phương Ðông từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 7-8 truớc CN đã biết đến sắt, và Việt Nam cũng không ngoài thông lệ đó (…)


(Bùi Thiết, “Thử bàn về sự xuất hiện của đồ sắt trong lịch sử Việt Nam”,
Ðối thoại sử học (nhiều tác giả), nxb. Thanh Niên, Hà Nội, 2000)