Tại sao đâu đâu loài người cũng chế đồ đồng trước đồ sắt? Đơn giản, bởi đồng chảy ở nhiệt độ 1085 độ C, trong khi phải đến 1538 độ C thì sắt mới chịu chảy. Phải biết xây lò thế nào để nóng thêm hàng 500 độ nữa, mới làm được đồ sắt. (Thu Tứ)



Hoàng Văn Khoán, “Ðồ đồng, đồ sắt”




Từ Việt Nam đến các nền văn hóa đông nam châu Á đến châu Á, châu Âu, loài người đã trải qua ba thời đại: đồ đá, đồ đồng đến đồ sắt (...)

Ðúng là sắt - hiện vật dễ bị ô-xy hóa trong điều kiện khí hậu ở nước ta (...) ô-xy hóa có nghĩa là không bảo tồn được Ferit (Fe) còn ô-xy sắt vẫn còn trong lòng đất (...) Vì vậy các hiện vật sắt dù bị ô-xy hóa đến đâu cũng có thể phát hiện được (...) Sau thời đại đá, khảo cổ học chưa phát hiện thấy sắt hoặc ô-xy sắt trong các địa từng (...) Ðến văn hóa Ðông Sơn, chúng ta mới thấy sắt (...)

Nguyên liệu đồng mới hiếm (…) Sắt (...) rất phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Nó tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau như Hématit, Manhétit, Limonit v.v. (…)

Bùi Thiết cho rằng ở văn hóa Hòa Bình (...) khảo cổ học đã phát hiện thấy những hòn quặng sắt (...) Quặng sắt không phải là sản phẩm của con người (...)

Còn (...) “trong một số di chỉ hậu kỳ đá mới đã thấy có dấu vết của sắt” (...) Tôi biết là chưa phát hiện được dấu vết sắt ở giai đoạn này trong địa tầng nào cả.


(Hoàng Văn Khoán, “Mấy ý kiến về bài viết của Bùi Thiết: “Thử bàn về sự xuất hiện của đồ sắt trong lịch sử Việt Nam””,
Thực chất của “Ðối thoại sử học” (nhiều tác giả), nxb. Thế Giới, Hà Nội, 2000)