“… trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).



Trí thức yêu nước Trần Hữu Nghiệp (1911-2006)







Trí thức yêu nước Trần Hữu Nghiệp sinh năm 1911 tại Bến Tre (…) do tham gia tổ chức lễ truy điệu và để tang cụ Phan Chu Trinh, bị đuổi học ở trường trung học công tỉnh Bến Tre (…) gia đình đưa lên Sài Gòn học (…) Năm 1931 đỗ tú tài, thi đỗ và vào học trường Y ở Hà Nội. Năm 1937 tốt nghiệp, sang Pháp tu nghiệp. Năm 1939 về nước, mở phòng khám bệnh tư tại Mỹ Tho (…)

Năm 1945 (…) thoát ly đi theo kháng chiến. Do lựa chọn này, hôn nhân bị đổ vỡ (…) Giữa năm 1947, bắt đầu công tác đào tạo cán bộ và nhân viên y tế (…) làm Phó Giám đốc Sở Y tế Quân dân Nam bộ, trực tiếp phụ trách các tỉnh thuộc khu 8 (…) Ngoài dạy học, còn trực tiếp tham gia điều trị cứu chữa thương binh (…) Năm 1951, chiến trường Nam bộ được chia lại thành hai phân liên khu (miền Đông và miền Tây) (…) được chuyển về miền Tây (…)

Năm 1954 (…) tập kết ra Bắc (…) Năm 1955, làm Trưởng ban Huấn luyện Bộ Y tế (…) Năm 1956, làm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Y tế Trung ương ở Hà Nội (…) Năm 1964, làm Phó Chủ nhiệm khoa Nội của bệnh viện Bạch Mai (…)

Năm 1965 (…) lên đường vào Nam (…) làm Hiệu trưởng Trường Đào tạo Cán bộ Y tế của Miền, tham gia hướng dẫn điều trị tại Bệnh viện Dân y Hoàng Lệ Kha (…)

Sau ngày Thống nhất, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp tham gia giảng dạy ở Trường Kỹ thuật Y tế và Trường Quản lý ngành Y tế phía Nam cho đến khi về nghỉ hưu năm 1979. Ông qua đời năm 2006.


(Nguồn: trang
danviet.vn)