Ở trong cái Tử Cấm thành Tàu thu nhỏ ở Huế, đồ gốm vua dùng cũng là đồ Tàu. Gốm men lam “Bleu de Hue” là gốm sản xuất ở Giang Tây theo đơn đặt hàng của triều Nguyễn. Vì thế công trình nghiên cứu về gốm Việt Nam sau đây chỉ nhắc tên khi liệt kê tất cả những sản phẩm gốm từng có mặt ở ta, mà không bàn đến.

Quả thực, nhân dân ngoài Bắc đã không gắn bó với hoàng tộc Nguyễn. Có thể thấy qua chẳng hạn, sự kiện không đọc trệch chữ do kỵ húy: Hoàng không thành Huỳnh, Phúc không thành Phước, Chu không thành Châu v.v.

Làm Tàu nhỏ, rồi làm nhỏ cho Tây, một cái triều đình!
(Thu Tứ)



J. Stevenson và J. Guy, “Sự sao chép nô lệ”




Triều Nguyễn đã sao chép văn hóa Trung Quốc triệt để đến nỗi chẳng hạn những người Pháp nghiên cứu về tổ chức cai trị ở Trung Quốc khi tìm hiểu về luật pháp có thể rất tiện lợi dùng ngay những bản dịch ra tiếng Pháp của bộ luật Việt Nam. Thiết kế hoàng cung ở Huế là trực tiếp dựa vào thiết kế Tử Cấm thành ở Bắc Kinh. Sự sao chép Trung Quốc cách nô lệ không làm cho đông đảo nhân dân Việt Nam cảm thấy gắn bó với tầng lớp quý tộc, và trên đất nước này (thời Nguyễn) đã không có cái tinh thần đoàn kết như trong thời Lý và thời Trần.


(John Stevenson và John Guy,
Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition (Gốm Việt: Một Truyền Thống Riêng), nxb. Art Resources Media, Mỹ, 1997)