Bàn về âm dương, biết bao nhiêu người đã bàn rồi. Thế mà ý kiến của Trần Ngọc Thêm vẫn không phải là thừa. Ðọc nó và đọc lại những nghĩ ngợi của Nguyễn Hiến Lê, thiết tưởng ta có thể đạt một hiểu biết tương đối thấu đáo về triết lý đặc biệt Á Ðông này.

TNT còn bàn đến nguồn gốc của âm dương nữa. Thiết tưởng ý kiến của ông rất đáng chú ý...

(Thu Tứ)



Trần Ngọc Thêm, “Triết lý âm dương”



tr. 102-105:

nguyên lý âm dương (...) hai quy luật cơ bản:

(...) về BẢN CHẤT các thành tố: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dươngtrong dương có âm.

(...) Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định được đối tượng so sánh (...) Ví dụ: màu trắng so với màu đen là dương, nhưng so với màu đỏ lại là âm (...)

(...) sau khi đã xác định được đối tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh nữa (...) Ví dụ (...) nước so với đất, xét về độ cứng thì là âm, nhưng xét về tính động thì lại là dương (...)

(...) về QUAN HỆ giữa các thành tố: (...) âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.

(...) lôgic học phương Tây (...) cũng có hai quy luật chủ yếu: Luật đồng nhất (luật về bản chất các yếu tố: A bằng A), và Luật lý do đầy đủ, mà một biểu hiện cụ thể của nó là Luật nhân quả (luật về quan hệ giữa các yếu tố) (...) các quy luật (...) này chỉ đúng trong sự phản ánh hiện thực một cách tĩnh tại và biệt lập:

Luật đồng nhất chỉ đúng cho các sự vật đứng yên; nhưng điều này lại phản biện chứng: sự thực, vật chất luôn vận động trong thời gian, mà đã vận động (đổi mới) thì làm sao còn đồng nhất với chính nó được nữa. Trong khi đó thì theo luật về bản chất các thành tố của triết lý âm dương, trong âm đã có dương, trong A đã có B rồi.

Quan hệ nhân quả cũng chỉ xác định được trong sự cô lập một mảnh của hiện thực ra khỏi mối quan hệ với môi trường xung quanh; nhưng điều này thì phi tổng hợp: sự thực, vật chất luôn tồn tại trong không gian, mà đã nằm trong quan hệ không gian nhiều chiều thì khái niệm nhân quả trở thành tương đối (một sự vật, hiện tượng có thể là “nhân” của cái này nhưng sẽ là “quả” của cái khác, không khi nào có thể xác định được cái khởi đầu tuyệt đối và cái tận cùng tuyệt đối). Trong khi đó thì theo luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương, âm phát triển đến cùng cực thì chuyển hóa thành dương, âm dương chuyển hóa bất tận, vô thủy vô chung (...)

(...) hai quy luật của lôgic học chính là sản phẩm điển hình của lối tư duy phân tích và chú trọng đến các yếu tố biệt lập của truyền thống văn hóa gốc du mục; trong khi đó thì hai quy luật của triết lý âm dương chính là sản phẩm điển hình của lối tư duy tổng hợp và chú trọng đến các quan hệ của truyền thống văn hóa gốc nông nghiệp.

tr. 610-611:

(...) không có (...) vật (...) nào là không chứa cả (...) âm lẫn dương, âm với dương tuy hai mà một (...) tình trạng “lưỡng nhất”

(...) triết lý âm dương là sự khái quát hóa vận động có quy luật của vạn vật, một sự vận động liên tục (...) không bao giờ lặp lại hoàn toàn (...) Có dại mới nên khôn (...) Hết khôn dồn đến dại (...) Không cái dại nào giống cái dại nào

tr. 110:

(...) triết lý âm dương (...) có nguồn gốc ở vùng nông nghiệp lúa nước Ðông Nam Á cổ đại


(Trần Ngọc Thêm,
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. TPHCM, VN, 2001, in lần 3)





________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.