“… trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).



Trí thức yêu nước Lê Viết Hường (kbns-1975)








Trí thức yêu nước Lê Viết Hường (…) quê Nguyệt Viên (Thanh Hóa) (…) Thân phụ là cụ Lê Viết Tạo, đỗ Phó bảng kỳ thi Nho học cuối cùng (…)

Ông sang Pháp du học, vào trường Đại học Quốc gia Cầu đường, tốt nghiệp kỹ sư Cầu đường năm 1939 (…) học tiếp ở trường Đại học Quốc gia Hàng không và lấy bằng kỹ sư Hàng không năm 1943 (…) làm việc trong kỹ nghệ Pháp (…)

Cuối năm 1950, sau Chiến dịch Biên giới (…) theo lời mời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông về nước (…) được cử làm Giám đốc Viện Kỹ thuật tại Thái Nguyên, tiền thân của Bộ Công nghiệp sau này (…) góp phần quan trọng đưa Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo đi lên (…) chủ trì thành công việc nghiên cứu và sản xuất động cơ đi-zơn cỡ nhỏ dùng cho máy bơm, máy kéo (…)

Trong kháng chiến chống Mỹ, khoảng năm 1969 – 1970, ông và cán bộ nghiên cứu Cục Cơ khí Bộ Công nghiệp nặng cho ra đời chiếc máy kéo đầu tiên ở Việt Nam mang tên “Máy kéo Tháng Tám”.

Kỹ sư Lê Viết Hường đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý. Ông qua đời năm 1975.


(Nguồn: trang
tienphong.vn)