Nixon cho đánh bom Campuchia (Lào đã bị đánh từ lâu) và đánh bộ qua Campuchia và Lào. Cao điểm của chiến lược mới là cuộc hành quân Lam Sơn 719 đầu năm 1971 ở Hạ Lào. Kết quả của nó là: “Một thảm họa (…) phô bày những thiếu hụt về khả năng nơi các cấp chỉ huy và chứng tỏ những đơn vị giỏi nhất của QLVNCH có thể bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh bại” (trang en.wikipedia.org).

Tháng 3-1972, quân kháng chiến mở chiến dịch Xuân Hè. Kết quả:
Nếu không quân và hải quân Mỹ không can thiệp, Chiến tranh Việt Nam có lẽ đã chấm dứt trong mùa xuân năm 1972 (…) Cứu rỗi đến từ trên cao (…) Quân đội VNCH (…) đã chỉ tiếp tục tồn tại nhờ sự yểm trợ của không lực Mỹ” (trang nationalinterest.org).

Hiển nhiên, tới đây thì Nhà Trắng không còn ảo tưởng có thể đánh gẫy “hạng tư bé nhỏ” nữa mà đã coi như chấp nhận sẽ mất tiền đồn nên Kissinger mới nói với Chu Ân Lai như thế.

Nhưng Nixon còn ấm ức, nên đến tháng 12 Mỹ lại đánh bom thật to lần nữa, lần này dùng B-52 đánh tận Hà Nội. Để xem kẻ ngoan cố kia có chịu thua không. Vẫn không! Từ đây, câu hỏi chỉ còn là “việc ấy” sẽ xảy ra bao lâu “sau khi quân Mỹ rút”.
(Thu Tứ)



H.A. Kissinger - Từ “Tôi từ chối” đến...




- Tháng 7-1969, khi giao cho các phụ tá của mình nhiệm vụ phát triển một chiến lược quân sự mang tính cách trừng phạt nhằm ép VNDCCH phải thương lượng theo điều kiện của Mỹ, nói: “Tôi từ chối tin rằng một cường quốc hạng tư bé nhỏ như Việt Nam mà lại không có một giới hạn gẫy”.(1)

- Ngày 22-6-1972, trong cuộc gặp Chu Ân Lai ở Bắc Kinh: “Chúng tôi tôn trọng Hà Nội như một yếu tố thường trực trong khu vực (…) không có ý định tiêu diệt hay ngay cả đánh bại họ (…) Chúng tôi có thể không làm gì cả khi họ chiếm Nam Việt Nam bằng vũ lực nếu việc ấy xảy ra đủ lâu sau khi quân Mỹ rút (…) Hà Nội đã làm gì chúng tôi mà sau chẳng hạn mười năm, đôi bên không thể có một quan hệ mới?”.(2)


(1) Trang
cfr.org. (2) Trang washingtonpost.com, ngày 26-5-2006.