Đọc hay đi là để gặp cái có thể gợi ý cho mình làm ra cái mới của mình. Đọc hay đi cũng là để có cái mà so cho dễ biết mình hơn. Đáng ra thì thế. Nhưng hình như luôn sẵn những người cứ đọc văn thơ Tây xong là bắt đầu sáng tác văn thơ Tây giả cầy, mà hễ đi Tây về là thấy quê hương không sao hiểu nổi. Lại có không ít trường hợp thực ra chỉ mới đọc giả cầy và nghe kể về Tây mà cũng viết được giả cầy và thấy được quê hương là bí mật. (Xin nhấn mạnh giả cầy là miếng ngon. Không rõ tại sao “giả cầy” như một tính từ lại chứa nội dung tiêu cực. Bí mật quê hương đích thực!) (Thu Tứ)



“Biết người để hiểu mình”

Tô Hoài




Ðọc ngàn vạn Ðông Tây cũng chỉ để tham khảo. Những ý lớn có thấm vào ta cũng chỉ để phát triển ý của ta. Một người từng đi nhiều nơi, khi trở về quê hương, chỉ càng thấy sâu sắc được nhiều mặt quê hương mình hơn.


(Tô Hoài,
Sổ tay viết văn, nxb. Tác Phẩm Mới, 1977. Nhan đề phần trích tạm đặt.)